Trạm hàn thiếc - Máy hàn nhiệt độ cao [GIÁ YÊU]
[x]

      Trạm hàn thiếc là gì ?

      Tại sao không gọi là máy hàn thiếc mà lại gọi là Trạm hàn thiếc.

      Theo đúng từ ngữ được dịch từ Soldering Station chúng ta có từ tiếng việt là Trạm hàn, Vì thiết bị này thường được sử dụng để làm nóng chạy thiếc, để cố định một chi tiết linh kiên bên bảng mạch in. Vì vậy được gọi là Trạm Hàn Thiếc.

      Có bao nhiêu loại trạm hàn thiếc ?

      Thông thường trên thị trường có hai loại trạm hàn đó là trạm hàn analogtrạm hàn digital

      Như nào là trạm hàn Analog.

      Đúng với cái tên gọi của nó. Analog anh em chỉ cần hiểu đơn giản, đây là một trạm hàn không có màn hình báo nhiệt độ. Chỉ có duy nhất một núm vặn điều chỉnh theo các vạch được in xung quanh núm chỉnh.

      Dòng sản phẩm này cho nhiệt độ không cao, thường rơi vào khoảng 350 độ. Nhiệt độ lên cũng chậm hơn vì thường sử dụng đầu nung với công suất từ 40-60W

      Nhiệt độ của loại Analog này cũng không chính xác vì không có đồng hồ hiển thị, chỉ xác định được theo núm chỉnh và áng chừng, cảm nhận của người thợ.

      Những loại như này thường được anh em sửa chữa điện thoại sử dụng vào những năm 2010 đổ về trước.

      Trạm hàn Digital là như nào ?

      Trạm hàn Digital là một loại trạm hàn yêu cầu cao hơn, Có màn hình hiển thị thông số nhiệt độ thực tế của trạm hàn khi sử dụng.

      Trạm hàn này có nhiều cách thay đổi thông số nhiệt cài đặt, như núm chỉnh đa nhiệm, nút nhấn, kênh nhớ, .......

      Dòng thiết bị Digital thường có công suất lớn hơn so với Analog, tối thiểu là 60W, thông thường ở mức 70W trở lên, nhiều loại lên tới gần 200w.

      Thời gian sinh nhiệt nhanh hơn, có thể tính bằng giây "s" hoặc "ms", thời gian bù nhiệt cũng ngắn hơn.

      Những trạm hàn Digital cũng phong phú hơn về tay hàn và mũi hàn, hiện tại có những mũi hàn chỉ nhỏ 0.2mm giúp cho việc câu mạch trên màn hình điện thoại, và nhiều linh kiện điện tử nhỏ khác.

      Khi mua thiết bị hàn cần lưu ý gì nữa không ?

      Khi mua trạm hàn ngoài việc cân nhắc lựa chọn cho mình một loại phù hợp như Analog hay là Digital thì bạn cũng cần lưu ý thêm về công nghệ EDS để xác định được việc nên chọn mã nào, cho phù hợp với túi tiền và công việc của bạn.

      Công nghệ EDS là gì ?

      EDS là từ viết tắt của Electrostatic Discharge, dịch ra có nghĩa là xả tĩnh điện (Hiểu cách đơn giản, khi các vật thể có điện thế khác nhau tiếp xúc gần nhau có thể xảy ra sự chuyển điện tích nhanh ).

      Trạm hàn sử dụng công nghệ EDS an toàn, tức là trên bảng mạch điều khiển, cũng như trên mũi hàn, không có điện tích. Ngoài ra trên mỗi trạm hàn đều có kèm theo dây nối đất, nhắm xả điện tích dư thừa xuống đất. (còn gọi là tiếp đất, nối mass)

      Tem RoHS trên trạm hàn có ý nghĩa gì?

      RoHS là một đạo luật của Liên Minh Châu Âu đưa ra liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Đặc biệt nhằm thẳng vào những sản phẩm điện tử, sẽ được quản lý việc sử dụng các vật liệu nguy hiểm.

      Nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không được phép nhập vào các nước trong khối liên minh châu âu.

      Danh sách vật liệu cấm vào EU

      • Cadmium (Cd): < 100 ppm 
      • Lead (Pb): < 1000 ppm
      • Mercury (Hg): < 1000 ppm
      • Hexavalent Chromium: (Cr VI) < 1000 ppm
      • Polybrominated Biphenyls (PBB): < 1000 ppm
      • Polybrominated Diphenyl Ethers (PBDE): < 1000 ppm
      • Bis(2-Ethylhexyl) phthalate (DEHP): < 1000 ppm
      • Benzyl butyl phthalate (BBP): < 1000 ppm
      • Dibutyl phthalate (DBP): < 1000 ppm
      • Diisobutyl phthalate (DIBP): < 1000 ppm
      Giỏ hàng Tài khoản Yêu thích Đã xem Mobile